Tìm hiểu 7 lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp

Lợi ích của tự động hóa doanh nghiệp không những đang mở ra những cơ hội đột phá cho các công ty hoặc tổ chức đang muốn phát triển hơn mà còn là chìa khóa giúp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, WISE Business sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp giúp bạn có cái nhìn tổng quát để đầu tư vào doanh nghiệp mình.

I. Giới thiệu chung về tự động hoá doanh nghiệp là gì? 

Tự động hóa doanh nghiệp là quá trình áp dụng các công nghệ tự động để thực hiện những công việc, quy trình đòi hỏi nhiều nhân lực. Các công nghệ tự động như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, phần mềm quản lý doanh nghiệp, và các hệ thống điều khiển tự động giúp giảm thiểu các công đoạn thủ công, tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp.

gioi-thieu-tu-dong-hoa-doanh-nghiep
Giới thiệu chung về tự động hóa doanh nghiệp

Các lĩnh vực ứng dụng trong tự động hoá doanh nghiệp

Tự động hóa có thể được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp, mang lại những cải tiến vượt bậc trong hoạt động. Một số lĩnh vực phổ biến mà doanh nghiệp có thể ứng dụng tự động hóa bao gồm:

  • Sản xuất: Trong ngành sản xuất, tự động hóa đã thay thế nhiều công đoạn lao động thủ công, như việc sử dụng robot để lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm hay đóng gói. Các dây chuyền sản xuất tự động có thể làm việc 24/7, nâng cao năng suất và giảm thiểu sai sót.
  • Quản lý kho và chuỗi cung ứng: Phần mềm quản lý kho tự động giúp theo dõi lượng hàng tồn kho, phân phối và vận chuyển sản phẩm một cách hiệu quả. Các hệ thống này có thể dự báo nhu cầu, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hay dư thừa hàng hóa, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí lưu kho và vận chuyển.
  • Chăm sóc khách hàng: Các hệ thống CRM (Customer Relationship Management) tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng, từ việc thu thập thông tin khách hàng đến gửi email, chatbots hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp cải thiện sự hài lòng và trải nghiệm người dùng.
  • Quản lý tài chính và kế toán: Phần mềm kế toán tự động giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian trong việc nhập liệu, tính toán và lập báo cáo tài chính. Các công cụ này không chỉ giúp giảm thiểu sai sót mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về thuế và tài chính.
  • Marketing và bán hàng: Tự động hóa quy trình marketing giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện trực tuyến, tự động gửi email marketing, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, và phân tích hiệu quả chiến dịch. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa chi phí và gia tăng doanh thu.

Việc áp dụng tự động hóa một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại mà còn tạo ra những cơ hội mới để phát triển trong tương lai.

II. Các lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp và ví dụ thực tế

1. Tối ưu chi phí vận hành

Lợi ích của tự động hóa doanh nghiệp không những giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhân công cho những công việc lặp lại và đơn giản mà còn cho những công việc phức tạp, cồng kềnh.

Theo nghiên cứu của McKinsey, tự động hóa có thể giúp các doanh nghiệp giảm từ 20-25% chi phí lao động trong các ngành sản xuất và vận hành kho. Theo một khảo sát của McKinsey năm 2021 rằng, trên 800 công ty cho thấy 66% trong số đó đã đạt được mức tiết kiệm từ 10-30% nhờ triển khai công nghệ tự động hóa.

Cụ thể tại Amazon, việc áp dụng robot Kiva có kích thước nhỏ (2 x 2,5 feet và cao 18 inch) và có khả năng nâng tải trọng lên đến 1.000 lbs (450 kg) trong quản lý kho đã giảm đến 20% nhu cầu nhân sự kho bãi, tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm. Các robot Kiva tự động di chuyển sản phẩm đến các trạm đóng gói, giúp nhân viên giảm bớt thời gian di chuyển và tăng năng suất lên 300%.

Nhờ việc sử dụng robot vào vận hành đã giúp cho Amazon tiết kiệm được khá nhiều chi phí và giúp công ty tối ưu hoá tối đa trong kinh doanh.

robot-kiva
Robot Kiva của tập đoàn Amazon

2. Giảm thiểu thời gian  

Tiếp theo, lợi ích của tự động hóa doanh nghiệp chính là khả năng giảm thiểu thời gian chu kỳ của các công đoạn trong quy trình sản xuất. Trái ngược với công việc thủ công tốn thời gian và ít hiệu quả, tự động hóa với máy móc và hệ thống điều khiển thông minh có thể thực hiện các nhiệm vụ với tốc độ nhanh gấp nhiều lần và độ chính xác cao hơn, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc tổng thể.

Chẳng hạn như trong ngành sản xuất, quy trình làm việc thủ công thường bao gồm nhiều bước như kiểm tra chất lượng, lắp ráp, hoặc đóng gói sản phẩm. Những giai đoạn này tốn rất nhiều thời gian nếu chỉ dựa vào lực lượng lao động con người. 

Tuy nhiên, khi máy móc tự động được đưa vào sử dụng, thời gian thực hiện các công đoạn này có thể giảm đi đáng kể. Thay vì mất hàng giờ để thực hiện một chu trình, máy móc có thể hoàn thành nó chỉ trong vài phút, giúp tối ưu hóa năng suất và giảm thiểu khả năng sai sót do yếu tố con người.

Để hình dung rõ ràng hơn về lợi ích này, hãy nhìn vào trường hợp thương hiệu xe Toyota, việc sử dụng robot tự động để lắp ráp các bộ phận ô tô đã giúp giảm thiểu thời gian sản xuất đến 20% và giảm đến 50% sai sót. 

Có thể thấy lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp không chỉ giúp giảm thời gian chờ đợi mà còn giúp tăng gấp ba lần sản lượng mỗi ngày so với phương pháp làm thủ công.

tu-dong-hoa-doanh-nghiep-toyota
Toyota áp dụng dây chuyền tự động để tối ưu hoá quy trình sản xuất

3. Hoạt động bền bỉ, tốt hơn

Khả năng hoạt động bền bỉ của hệ thống tự động hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và vận hành trong các doanh nghiệp. Trong khi con người chỉ có thể làm việc trong giới hạn thời gian nhất định (thường là 8 giờ mỗi ngày), các hệ thống tự động có thể hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày mà không gặp phải vấn đề về mệt mỏi hay giảm hiệu suất.

Chẳng hạn như các thiết bị IPC (sử dụng chủ yếu trong sản xuất và vận tải) được thiết kế để hoạt động ổn định trong các điều kiện khắc nghiệt, như môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc các yếu tố tác động khác mà các máy tính thông thường không thể chịu đựng. 

Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đáng kể nhờ vào khả năng hoạt động liên tục, ổn định mà không cần đến sự giám sát liên tục từ con người.

loi-ich-tu-dong-hoa-ipc
Thiết bị IPC được sử dụng chủ yếu trong sản xuất và vận tải

4. Tăng hiệu suất và năng suất

Lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp là tối ưu hoá thời gian xử lý các nhiệm vụ hoặc công việc nhờ vào các quy trình được vận hành tự động, doanh nghiệp có thể rút ngắn đáng kể thời gian cho các tác vụ phức tạp, giúp các chủ doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các phòng ban hay lĩnh vực khác.

Khác với lao động thủ công, tự động hóa giúp tăng hiệu quả sản xuất lên gấp nhiều lần, cho phép các doanh nghiệp đạt được kết quả vượt trội so với các phương pháp truyền thống, từ đó giúp công ty có thể phát triển và bền vững.

5. Đảm bảo chất lượng và tính nhất quán

Tự động hóa giúp doanh nghiệp duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao bằng cách loại bỏ các yếu tố sai sót do con người gây ra. Các hệ thống tự động như máy kiểm tra sản phẩm, phần mềm giám sát chất lượng sẽ giúp đảm bảo các sản phẩm đạt tiêu chuẩn đồng đều và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Việc đảm bảo được chất lượng và tính nhất quán không chỉ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà còn tiết kiệm chi phí đáng kể từ việc loại bỏ các sản phẩm lỗi và hạn chế việc thu hồi sản phẩm. Nhờ tự động hóa, doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin lâu dài với khách hàng, tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường, và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

tu-dong-hoa-cong-nghiep
Tự động hoá doanh nghiệp giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm

6. Thúc đẩy sự cạnh tranh

Tự động hóa giúp doanh nghiệp cải thiện tốc độ và năng suất sản xuất, từ đó dễ dàng tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Khi các quy trình được tối ưu hóa và thực hiện một cách liên tục mà không phụ thuộc vào yếu tố nhân lực, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi của thị trường.

Điều này đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực đòi hỏi tốc độ phản hồi nhanh chóng như công nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, và thực phẩm.

📌 Xem chi tiết bài viết tại đây: https://wisebusiness.vn/loi-ich-cua-tu-dong-hoa-doanh-nghiep/

V. Kết luận

Qua bài viết trên, hy vọng WISE Business đã cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về lợi ích của tự động hoá doanh nghiệp, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà tự động hóa có thể tối ưu hóa quy trình vận hành và gia tăng hiệu quả công việc trong doanh nghiệp.

Comments

Popular posts from this blog

WISE Business

Thế nào là cấu trúc prompt ChatGPT chuẩn để tạo nội dung với AI

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp